ĐẶC ĐIỂM NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN TẠI KHOA NHIỄM VIỆT ANH BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

Trần Thường Định Nguyễn, Đặng Trung Nghĩa Hồ, Kiều Nguyệt Oanh Phạm, Thị Kiều Mỹ Nguyễn, Mơ Thuyên Huỳnh, Huỳnh Trâm Lê, Đệ Pha Nguyễn, Thị Diễm Lê, Kiều Diễm My Ngô, Quang Thảo Nguyễn, Thanh Nhã Mai, Thị Ngọc Linh Thái, Trúc Mai Phan

Tạp chí Y học Việt Nam(2024)

引用 0|浏览6
暂无评分
摘要
Mục tiêu: Xác định tần suất, mô tả đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, phân bố tác nhân vi sinh và độ nhạy cảm vi khuẩn các trường hợp viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM), nhiễm trùng tiểu liên quan thông tiểu (CAUTI) trên các bệnh nhân can thiệp thở máy xâm lấn và đặt thông tiểu tại khoa Nhiễm Việt Anh bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (BNBNĐ) năm 2022. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang có theo dõi dọc các trường hợp người lớn trên 16 tuổi có can thiệp thở máy, đặt thông tiểu trên 48 giờ. Kết quả: Tần suất VPLQTM là 37/1000 ngày thở máy, thường gặp nhất là P.aeruginosa, có tỉ lệ nhạy Piperacillin/ Tazobactam 86%. Sử dụng kháng sinh tĩnh mạch từ thời điểm thở máy có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện viêm phổi thở máy (OR 0,18, KTC 95%: 0,06-0,5,5 p=0,002). Tần suất CAUTI là 21/1000 ngày thông tiểu, thường gặp nhất là E.coli, tỉ lệ nhạy Carbapenem 85%, thời gian đặt thông tiểu dài và số lần đặt thông tiểu trên 2 lần làm tăng nguy cơ CAUTI (p<0,01). Kết luận: VPLQTM và CAUTI tại khoa có tần suất cao. Phần lớn các vi khuẩn phân lập được còn nhạy với các kháng sinh đang sử dụng. Rút ngắn thời gian can thiệp xâm lấn có thể làm giảm được nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện.
更多
查看译文
AI 理解论文
溯源树
样例
生成溯源树,研究论文发展脉络
Chat Paper
正在生成论文摘要