Đánh giá tác động của gây mê lên thính giác ở các bệnh nhân được phẫu thuật

Phạm Thị Bích Đào, Vũ Hoàng Phương, Trần Văn Tâm,Lê Minh Đạt, Bùi Thị Mai,Nguyễn Thu Trang,Phạm Anh Dũng,Nguyễn Thị Xuân Hòa,Nguyễn Thị Thái Chung

Tạp chí Nghiên cứu Y học(2023)

Cited 0|Views3
No score
Abstract
Giảm thính giác sau phẫu thuật là một hiện tượng hiếm khi được báo cáo. Tuy nhiên, tỷ lệ báo cáo hiện tượng này tăng lên khi hầu hết các bác sĩ gây mê và bác sĩ phẫu thuật được cảnh báo. Giảm thính giác sau phẫu thuật có thể xuất hiện một bên hoặc hai bên, thoáng qua hoặc vĩnh viễn, đã được ghi nhận ở hầu hết các kỹ thuật gây mê. Nghiên cứu được tiến hành trên 25 người bệnh được gây mê nội khí quản tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sau phẫu thuật ổ bụng. Người bênh được tiến hành đánh giá thính lực trước mổ 1 ngày, sau mổ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng. Kết quả: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: 18 nữ, 7 nam, độ tuổi: từ 24 - 68, tuổi hay gặp nhất là 40 - 50 tuổi, chiếm 67,2%. Các thuốc được sử dụng trong gây mê Fentanyl 0,5mg, Propofol 1%, Rocuronium bromid 10 mg/ml x 5ml, Ondansetron 8 mg/4ml, Ketorolac 30 mg/1ml. Sau mổ 1 ngày, số người nghe kém 18/25 (72%) người ở các mức độ khác nhau, nghe kém tiếp nhận là 100%. 11/18 (61,1%) người nghe kém tiếp nhận mức độ nhẹ, 7/18 người nghe kém mức độ trung bình. Sau 1 tuần: 2 người nghe kém mức độ nhẹ, sau 4 tuần: 1 người nghe kém mức độ nhẹ. Mối tương quan chặt chẽ giữa sự thay đổi của thính lực với: thời gian gây mê OR > 1, thuốc mê OR > 1,2, thời gian hồi tỉnh sau mổ > 0,9.
More
Translated text
AI Read Science
Must-Reading Tree
Example
Generate MRT to find the research sequence of this paper
Chat Paper
Summary is being generated by the instructions you defined