ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI MÔ MỀM BẰNG KỸ THUẬT VẠT CUỘN Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC CẤY GHÉP IMPLANT

Tạp chí Y Dược học Cần Thơ(2022)

引用 0|浏览5
暂无评分
摘要
Đặt vấn đề: Kỹ thuật vạt cuộn tăng máu nuôi cho mô, màu sắc trùng với các mô xung quanh, chỉ có một vị trí phẫu thuật duy nhất và thoải mái hơn cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và mô mềm vùng mất răng; 2. Đánh giá sự thay đổi mô mềm phía ngoài vùng mất răng của bệnh nhân đã cấy ghép Implant sau khi sử dụng kỹ thuật vạt cuộn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 23 bệnh nhân đã được cấy ghép Implant có độ dày nướu mặt ngoài mỏng <1,5mm và đồng ý thực hiện kỹ thuật vạt cuộn để làm dày mô mềm mặt ngoài vùng cấy ghép từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong 23 bệnh nhân thực hiện cấy ghép Implant, vị trí răng cấy ghép Implant chủ yếu là răng 11 chiếm 25%; thấp nhất là răng 22 và răng 23 cùng chiếm 5%. Lý do mất răng chủ yếu do sâu răng chiếm 45%; và 27,5% do nha chu. Thời gian mất răng đa số ≥5 năm chiếm 55%. Đánh giá chỉ số khám vệ sinh răng, 72,5% bệnh nhân được đánh giá vệ sinh răng miệng tốt, 27,5% đánh giá vệ sinh răng miệng khá, không có trường hợp vệ sinh răng miệng kém. Sau phẫu thuật 2 tuần, độ dày mô mềm phía ngoài vùng mất răng đạt 2,87mm; sau 4 tuần đạt 2,42mm so với trước phẫu thuật là 1,38mm; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết luận: Kỹ thuật vạt cuộn có hiệu quả trong tăng cường mô mềm phía ngoài vùng mất răng ở bệnh nhân cấy ghép Implant có độ dày nướu mặt ngoài mỏng.
更多
查看译文
AI 理解论文
溯源树
样例
生成溯源树,研究论文发展脉络
Chat Paper
正在生成论文摘要