XÁC ĐỊNH SỰ CÓ MẶT CỦA CÁC GEN ĐỘC TỐ Ở CÁC CHỦNG Vibrio GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY CẤP TÍNH TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên(2020)

Cited 0|Views8
No score
Abstract
Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh này dẫn đến tỷ lệ chết lên đến 100% trong quần thể tôm thẻ chân trắng, tôm sú và gây những tổn thất kinh tế đáng kể cho ngành nuôi tôm ở nhiều nước châu Á. Các nghiên cứu trước đây cho thấy không phải chủng Vibrio nào cũng có khả năng gây bệnh do chúng mang các gen độc tố khác nhau. Chúng tôi đã đánh giá sự có mặt của các gen độc tố trên các chủng Vibrio phân lập tại Thừa Thiên Huế đồng thời phân tích trình tự các gen này. Kết quả cho thấy trong 14 chủng Vibrio mang gen pirABvp nghiên cứu, gen tlh xuất hiện ở tất cả các chủng, gen toxR xuất hiện ở 7/14 chủng trong khi đó các gen trh và tdh không xuất hiện trong các chủng vi khuẩn Vibrio phân lập được. Giải trình tự đoạn chỉ thị các gen độc tố cho thấy các gen này đều có độ tương đồng khá cao (98–100%) so với các gen đã công bố trên ngân hàng gen, trong đó 2 gen pirAvp và pirBvp ít sai khác còn các gen tlh và toxR có sự sai khác nhiều hơn. Đây là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo trong việc sản xuất các chế phẩm phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm.
More
Translated text
Key words
ahpnd,gen độc tố,hoại tử gan tụy cấp,tôm,vibrio
AI Read Science
Must-Reading Tree
Example
Generate MRT to find the research sequence of this paper
Chat Paper
Summary is being generated by the instructions you defined