Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí ở sản phụ mang thai đa ối ba tháng cuối

Tạp chí Phụ sản(2021)

引用 0|浏览2
暂无评分
摘要
Mục tiêu: Khảo sát một số nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ở các sản phụ được chẩn đoán đa ối ba tháng cuối và đánh giá kết cục thai kỳ ở các trường hợp được nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 111 thai phụ được chẩn đoán đa ối trong 03 tháng cuối thai kỳ được điều trị tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế trong thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2020. Kết quả: 67,6% các trường hợp không có triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ đa ối nhẹ, đa ối vừa/nặng lần lượt là 82% (91/11), 18,0% (20/111). Đa ối chưa rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất (78,4%), tiếp theo do bất thường thai nhi (14,4%) và mẹ đái tháo đường (7,2%). Tỷ lệ sinh non ở các sản phụ đa ối là 7,2%. Có sự khác biệt về tỷ lệ sinh non giữa nhóm đa ối nhẹ và đa ối vừa/nặng (p < 0,05). Tỷ lệ sinh thường là 26,1%, tỷ lệ mổ lấy thai là 73,9%. Không có sự liên quan giữa mức độ đa ối và phương thức sinh (p > 0,05). Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh là 3461 ± 624 gram. Cân nặng trung bình trẻ sơ sinh có sự khác biệt giữa các nhóm nguyên nhân đa ối (p < 0,05). Tỷ lệ trẻ sơ sinh có chỉ số APGAR một phút dưới 7 điểm là 6,3%. Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các nhóm nguyên nhân đa ối (p < 0,05). Các biến chứng của đa ối là sa dây rốn (0,9%), đờ tử cung (2,7%), sót nhau (3,6%), ối vỡ non (5,4%), sinh non (7,2%). Kết luận: Đa ối mức độ nhẹ và đa ối chưa rõ nguyên nhân chiếm đa số. Có sự khác biệt về tỷ lệ sinh non giữa nhóm đa ối nhẹ và đa ối vừa/nặng (p < 0,05). Không có sự liên quan giữa mức độ đa ối và phương thức sinh (p > 0,05). Các biến chứng của đa ối là ối vỡ non, đờ tử cung, sót nhau, sa dây rốn, sinh non.
更多
查看译文
AI 理解论文
溯源树
样例
生成溯源树,研究论文发展脉络
Chat Paper
正在生成论文摘要