PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢM ỨNG TẠO RỄ TƠ IN VITRO TRÊN MỘT SỐ

semanticscholar(2021)

Cited 0|Views2
No score
Abstract
Hệ thống cảm ứng tạo rễ tơ đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu về chức năng gen, biểu hiện gen và chỉnh sửa hệ gen trên nhiều loài thực vật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phát triển, hoàn thiện và đánh giá hoạt động của hệ thống chuyển gen cảm ứng tạo rễ tơ in vitro thông qua vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes trên một số giống đậu tương của Việt Nam và thế giới. Khả năng tạo rễ tơ in vitro và hiệu quả chuyển gen thông qua cảm ứng tạo rễ tơ có sự biến động phụ thuộc vào giống đậu tương cũng như cấu trúc gen chuyển. Tỷ lệ tạo rễ tơ của các giống đậu tương dao động từ 61,67% đến 100% sau 5 ngày trên môi trường nuôi cấy. Tỷ lệ rễ tơ mang gen chuyển ở cấu trúc gfp dao động từ 43,8% đến 79,8%, trong khi với cấu trúc gus, tỷ lệ này đạt từ 38,07% tới 72,33%. Trong đó, giống đậu tương ĐT26 cho thấy khả năng thu nhận và biểu hiện gen chuyển tốt nhất với cả hai cấu trúc gen chỉ thị được nghiên cứu. Hệ thống cảm ứng rễ tơ này được ứng dụng trong việc tạo đột biến định hướng thông qua hệ thống CRISPR/Cas9 trên hai gen G03 và G19 của giống đậu tương ĐT26. Đột biến định hướng trên vùng gen quan tâm được khẳng định thông qua các băng vạch mới khi so sánh với dòng rễ tơ không chuyển gen trong phân tích PAGE. Kết quả giải trình tự vùng gen quan tâm ghi nhận các đột biến mất đoạn dao động từ -3 bp tới -25 bp trên cả hai gen quan tâm. Kết quả này là cơ sở quan trọng trong việc nghiên cứu chức năng gen và chỉnh sửa gen mục tiêu trên cây đậu tương ở nước ta trong tương lai.
More
Translated text
AI Read Science
Must-Reading Tree
Example
Generate MRT to find the research sequence of this paper
Chat Paper
Summary is being generated by the instructions you defined