Chrome Extension
WeChat Mini Program
Use on ChatGLM

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI ĐẾN NĂNG SUẤT HẠT GIỐNG HÀNH LÁ (Allium fistulosum L.) TẠI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development(2020)

Cited 0|Views4
No score
Abstract
Tóm tắt: Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của việc bón kali đến năng suất giống hành lá tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã bón 4 mức kali cho cây hành giống gồm: 0, 84, 168 và 252 kg K2O/ha. Thời gian sinh trưởng của hành lá từ 105 đến 107 ngày. Liều lượng kali có ảnh hưởng đến các đặc điểm về cao cây (45,8–53,7 cm), số lá (15,8–18,9 lá/cây), đường kính lá (10,3–14,1 mm), đường kính thân (27,6–32,2 mm), và số nhánh trên cây (3,8–6,7 nhánh/cây). Việc bón bổ sung kali làm tăng số hoa chắc (131,4–154,1 hoa/bông) và hạt chắc (195,9–233,0 hạt/bông), giảm hoa lép và hạt lép, làm tăng chiều dài hạt (2,80–2,93 mm), nâng cao khối lượng của 1000 hạt (1,975–2,049 g) và năng suất hạt giống hành (362,65–425,79 kg/ha). Sâu xanh da láng và ruồi đục lá là hai đối tượng xuất hiện rất phổ biến trên cây hành giống, trong khi bệnh khô đầu lá và thối nhũn ít phổ biến hơn. Việc bón 168 kg K2O/ha và 252 kg K2O/ha có sai khác về hiệu quả kinh tế (lợi nhuận là 75,416 và 157,925 triệu đồng/ha). Nên sử dụng 138 kg N + 252 kg K2O + 112 kg P2O5 + 500 kg vôi + 15.000 kg phân chuồng /ha tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế để nâng cao hiệu quả sản xuất giống hành.Từ khóa: hạt giống, hành lá, phân bón, Thừa Thiên Huế
More
Translated text
AI Read Science
Must-Reading Tree
Example
Generate MRT to find the research sequence of this paper
Chat Paper
Summary is being generated by the instructions you defined